Má phanh ô tô là thiết bị đảm bảo an toàn cho người lái xe ô tô, khi xảy ra sự cố cần thay má phanh ô tô ngay. Khi sử dụng đã quá lâu tầm 2 năm hoặc di chuyển tới tận 38.000.000(m) thì nên thay. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những con số cụ thể, còn nhiều trường hợp khác có thể xảy ra. Vậy khi nào cần thay má phanh? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết nhiều hơn nhé.
Khi có các dấu hiệu sau cần thay má phanh xe ô tô để đảm bảo an toàn:
- Khi phanh có tiếng kêu lạ: Khi di chuyển trên các tuyến đường, bất chợt khi phanh(hãm) xe thì thấy có tiếng kêu lạ hơn bình thường. Cần dừng xe và kiểm tra ngày. Nếu thấy bộ phận má phanh đã bị mài mòn thì cần thay thế ngay.
- Còn do phanh bị lệch: Điều này rất dễ nhận biết khi điều khiển xe. Xe sẽ bị lệch sang bên trái hoặc bên phải khi đạp phanh xe. Cũng cần di chuyển tới những tiệm sửa chữa để đảm bảo an toàn nhất. Tránh gây ra tai nạn trên đường di chuyển.
- Một số có thể nhận biết quá cảm biến báo mòn: Do má phanh xe ô tô luôn được gắn thêm miếng thép. Do công dụng của nó là hỗ trợ tản nhiệt trong quá trình phanh. Nếu khi má phanh bị mòn, miếng thép này cùng với phanh sẽ phát ra các tiếng kêu. Đèn báo mòn sẽ bật sáng lên đây là lúc cần phải kiểm tra là bộ phận này.
Các cách thay má phanh ô tô hiệu quả nhất hiện nay:
Một số có thể tự thay mà phanh ô tô tại nhà bằng cách chuẩn bị các dụng cụ:
- Cần xiết lực và cá tuýp mở tắc kê: Giúp cho bạn có thể mở các ốc ra dễ hơn so với không sử dụng.
- Đội chết và đội nâng xe: Giúp kê bánh xe và nâng lên để tiến hành thay dễ dàng.
- Cờ lê mở cụm piston: Chuyên dụng để mở cụm piston thắng của xe.
- Dây dù: Giúp treo các cụm piston lên.
- Cảo ép piston: Giúp ép các piston lại khi tiến hành thay má phanh cho xe ô tô.
Khi tiến hành xong thao tác chuẩn bị thì tiếp túc quá trình thay má phanh ô tô.
Việc đầu tiên cần làm là tháo bánh xe:
Đậu xe trên mặt đất, tiến hành nới lỏng các đai ôc. Sau đó sử dụng đội nâng để nâng xe lên. Có rất nhiều dòng xe hiện nay đều trang bị các tuýp mở tắc kê dễ dàng hơn.
Sau đó tiến hành sử dụng đội chết để kê xe lại giữ cho xe cố định. Rồi tiến hành tháo bánh ra.
Rồi sau đó mở cụm piston và thắng xe:
Kế tiếp cần tháo cụm piston của thắng xe ra để tháo má phanh ra bên ngoài. Phía sau của kẹp phanh có hai bu lông ắc thắng thường được bọc bằng bụi cao su. Khi xác định được thì tiến hành tháo hai bu lông đó ra. Rồi dùng vít để nậy cụm piston ra khỏi cụm phanh. Khi tiến thành tháo xong thì sử dụng dây dù cột và treo cụm piston lên như chuẩn bị ở trên. Đừng để cụm piston treo lơ lửng bằng ống dầu phanh vì rất dễ làm hư hại ống.
Rồi tháo má phanh cũ ra:
Sau khi tiến hành bước ở trên bạn cần tháo má phanh cũ và thay bằng má phanh mới. Cần quan sát kỹ các vị trí lắp đặt má phanh để lắp lại cho y nguyên. Tránh trường hợp lắp lộn sang chỗ khác.
Thay má phanh mới cho xe ô tô:
Má phanh mới tủy theo từng loại xe mà lắp đặt cho đúng và lựa chọn phải đúng loại( lắp đúng vị trị bán đầu). Thông thường trên thị trường có rất nhiều dòng má phanh xe ô tô khác nhau.
Rồi tiến thành ép piston:
Do thường má phanh mới khó ráp vào các piston cũ. Cần đưa lại về vị trí ban đầu. Sử dụng cảo piston đã chuẩn bị ở trên vá nén các piston trở lại vị tri ban đầu sao cho nó khớp với phanh và má phanh mới nhất. Ép làm sao thấy tay cứng là được.
Tiến hành lắp lại các cụm piston và bánh xe:
Khi đã nén cụm piston xong thì tiến hành lắp bộ phận vào cơ cấu phanh dễ dàng. Cần kiểm tra mỡ vào bu lông ắc thắng. Khi đã xong thì gắn nó trở lại ban đầu. Khi hoàn tất việc thay má phanh, cần lắp bánh xe lại. Hạ đội kê xuống. Tiến thành xiết chặt các tắc kê của bánh xe. Nhớ phải nhồi phanh ( cần đạp chân phanh khi cảm thấy đủ và an toàn thì dừng). Việc nhồi rất quan trọng nên chú ý cẩn thận nhé.
Sau khi tiến hành lắp xong xuôi nêu thấy bánh xe xẹp cần sử dụng máy bơm hơi để bơm cho lốp căng tròn và sử dụng tốt hơn trên các tuyến đường dài.