Trong quá trình sử dụng thì xe máy bị rồ ga hay còn gọi là ga bị òa đây là hiện tượng khá “phổ biến” trong đời sống ngày nay. Nếu để lâu nó sẽ gây ra các tình trạng không đáng có, gây ảnh hưởng tới việc lái xe. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để phân tích kỹ nhất về các hiện tượng này, tránh các sai lầm xảy ra không đáng có.
Vậy xe máy bị rồ ga được giải thích ra sao?
Rồ ga là hiện tượng khi sử dụng xe máy lúc này thả hết ga để có thể giảm được tốc độ di chuyển của xe nhưng khi sự cố xảy ra bị tình trạng ngược lại là xe bỗng chạy nhanh hơn và gây giật triền miên. Thường các dòng xe máy FI, các dòng xe khác cũng bị tình trạng tương tự…
Thực chất khi xe máy bị òa ga do vòng tua động cơ lớn hơn tốc độ chuẩn ở chế độ cơ chạy không tải, do vượt quá 1 ngàn (v/p). Do qua định độ an toàn từ 8 trăm cho tới 1 ngàn.
Hiện tượng này diễn ra khiến xe máy rất khó có thể điều khiển được. Nếu không máy lên tới hơn 1 ngàn 500 vòng trên phút có thể gây ra các tai nạn không đáng có nữa. Do không thể kiểm soát được tốc độ mà xe đang chạy.
>> Xem thêm: Tay lái xe máy bị rung tê tay khi tăng tốc
Nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng này
Thường có rất nhiều khả năng dẫn tới, chúng tôi sẽ liệt kê một số lỗi cơ bản người dùng thường mắc phải để quý khách hàng có thể hình dung được mức độ nặng hay nhẹ.
Do bướm ga bị tình trạng bụi bám vào
Như ta biết rằng đây là bộ phận nằm phía trong cơ cấu điều khiển nhằm mục đích hòa trộn phần không khí với phần xăng để hỗn hợp này vào phía bên trong động cơ, rất quan trọng vì nó đảm bảo việc cung cấp đầy đủ nguồn nhiên liệu cho xe hoạt động.
Do sử dụng lâu dài dẫn tới bụi bẩn tích tụ nhiều, bướm ga lúc này bị mòn làm hở ra xu-pap (trong tình trạng đóng mà vẫn bị mở). Trong lúc này không khí bị tràn ra phía bên ngoài nhiều do vậy lượng xăng được nạp vô nhiều hơn khiến các vòng tua của máy tăng vọt rồi dẫn tới hiện tượng rồ ga.
Kẹt bộ phận dây ga
Thường do các bụi bẩn bị tồn động lâu ngày phía bên trong dây ga, gây ra tình trạng tắc nghẽn gây nặng ga. Dây ga lúc này bị kéo dài ra đây là nguyên do dẫn tới rồ gà ở xe máy.
>> Xem thêm: Xe máy bị chảy nhớt ở lốc máy có ảnh hưởng ra sao
Bộ phận cảm biến ga bị gặp trục trặc không đáng có
Cảm biến ga thường ở phía trên họng gió, giúp việc truyển đi tín hiệu để mở bướm ga. Khi bị hư hỏng tín hiệu sẽ truyền không ổn định hoặc mất đường truyển do hư hỏng nặng.
Việc này làm tăng thêm lượng xăng trong phía phần kim phun khiến xe bị rồ ga nếu không may nặng hơn thì có thể bị cơ chế tự động tăng ga khi dừng xe lại.
Đa số với các dòng xe máy điều khiển bướm ga bằng các dây ga thì cảm biến ở vị trí của bướm ga và các van không tải ở vị trí riêng biệt để khi xảy ra quá trình rồ ga thì rất dễ điều chỉnh lại. Còn với các dòng xe chân ga điện tử thường bướm ga và van không tải ở liền với nhau khi xảy ra rồ ga thì chỉ cần đặt lại thông số ban đầu bằng máy đọc xóa lỗi.
Van không tải bị tắc nghẽn
Vì sao gọi là van không tải vì nó ở chế độ điều khiển là không tải, đây là bộ phận với chức năng để chỉnh được độ tiết lưu thông của đường gió phụ theo cơ chế của động cơ hiện nay.
Bộ phận van không tải thường hư do quá trình sử dụng lâu dài không tiến hành thao tác vệ sinh dẫn tới bụi bẩn bám và kẹt vào gây chết van khiến chế độ không tải của động cợ hoạt động yếu đi (không ổn định) từ đó dẫn tới xe máy bị rồ ga.
Một số nguyên nhân chủ yếu khác dẫn tới xe máy bị rồ ga
- Như việc bạn sử dụng các loại xăng giả, xăng nhái hoặc do trong quá trình sửa chữa lắp đặt các đường ông phụ bị sai lệch đi, ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân nhỏ….
Xử lý hiện tượng xe máy rồ ga
Từ các nguyên nhân trên nếu như bạn đã xác đinh được thì tiến hành các phương pháp sau:
- Việc van không tải bị tắc nghẽn thì nên tháo ra để vê sinh, nếu hư hỏng quá nặng cần thay mới để đảm bảo cho quát trình hoạt động của động cơ tốt hơn.
- Cũng tương tự nếu bướm ga cũng bị bần thỉ cũng cần phải tháo ra để vệ sinh sạch, thay bướm ga mới nếu cần thiết.
- Cảm biến bướm ga bị lệch thì cần phải điều chỉnh lại. Còn ở tình trạng nặng quá thì chỉ có thể thay mới hoàn toàn bộ phận này để xe di chuyển tốt hơn.
- Còn việc xe bị kẹt dây ga, chỉ cần các thao tác nhỏ là tra dầu nhớt cho bộ phận này, cũng vệ sinh nếu quá bẩn. Tuốt lại dây bọc, còn nếu không thì có thể thay mới hoàn toàn.
Việc không nên tự ý sửa chữa ở nhà nếu không có tay nghề tới các trung tâm sửa chữa xe nơi này có bàn nâng xe máy giá rẻ để tiến hành nâng xe lên và sửa chữa thuận lợi hơn khi xe máy rồ ga.
Toi mun ve sinh kim xăng buông dot xe ab 2023? Giá bao nhiêu? Xin địa chỉ? Cam ơn