Hiện nay, tình trang xe ô tô đề khó nổ máy hay không nổ máy khiển cho khá nhiều tài xế hoang mang và lo lắng. Một số người kinh nghiệp lâu năm trong ngành thì tình trạng này sẽ rất dễ giải quyết với họ. Tuy nhiên, nếu là tài xế mới không biết được nguyên nhân thì sẽ mất một khoản tiền lớn để sửa chữa. Vì vậy, anh em cần phải nắm bắt được các kỹ năng kiến thức trong việc kiểm tra và khắc phục xế đề không nổ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục khi xe không nổ.
Những nguyên nhân khiến cho xe ô tô đề khó nổ máy
Thường xuyên sử dụng ô tô chắc chắn bạn sẽ không thể tránh được việc gặp phải những tình huống xe đề khó nổ. Dù đã qua nhiều năm, hệ thống động cơ cũng đã trải qua nhiều cải tiến nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xe không nổ máy như sau:
Do hệ thống đề bị lỗi: Bạn có thể lắng nghe âm thanh khi xe nổ máy. Nếu xe ô tô đề khó nổ đi kèm với tiếng lách cách hay tạch tạch thì khả năng cao là củ đề xe ô tô đã bị lỗi. Thông thường lỗi này sẽ gây hiện tượng xe sáng đề khó nổ, xe ô tô khó nổ lúc máy nguội,… Nguyên nhân chính có thể là vì chổi than củ đề bị mòn, rơ le đề bị hỏng, vả đề bị hỏng hay các mối nối bị hoen gỉ,…
Lỗi cần số: Tình trang này xảy ra khi bạn khởi động xe nhưng động cơ vẫn trơ ra, đèn trên bảng điều khiển không sáng hoặc không nháy. Nguyên nhân có thể do vị trí cần số chưa đúng (đối với hộp số tự động chưa về số P, hay bạn đang cài số và không đạp côn đối với hộp số sàn).
Ắc quy bị lỗi: Tác nhân chính dẫn đến ắc quy là bị sụt giảm điện hay việc sụt giảm điện tích này diễn ra khi động cơ đã tắt. Nhưng một số thiết bị điện tử khác vẫn phải sử dụng một lượng điện nhỏ để duy trì hoạt động. Bình thường trong quá trình sử dụng ắc quy sẽ được máy phát điện nạp lại. Vì vậy việc sụt giảm điện không đáng kể còn với những xe không thường xuyên đi, thì máy phát điện không có cơ hội để hoạt động. Do đó, điện tích bị mất đi của ắc quy không thể bù đắp lại được nên khi mang xe ra sử dụng thì ắc quy quá yếu hoặc hết điện.
Lỗi hệ thống chống trộm: Ngày nay, đa phần các chìa khóa đều được mã hóa hoặc cài đồng bộ cùng xe. Hệ thống này sẽ kiểm tra mã hóa chiếc xe khi khóa của bạn có đúng hay không. Đôi khi hệ thống chống trộm cũng nhầm lẫn và không cho bạn khởi động xe. Đặc biệt, với những chiếc khóa thông minh khởi động bằng nút bấm.
Các cực không kết nối được với nhau: Những chiếc ắc quy có 2 đầu cực đã bị ăn mòn sẽ đến khả năng dẫn điện kém. Lúc này, ắc quy không thể nạp được điện tích trữ. Vì vậy, dẫn đến tình huống ắc quy bị hết điện và không thể tiếp tục hoạt động.
Rơ lê, bơm nhiên liệu bị hỏng: Khi rơ le bị lỗi, nhiên liệu sẽ không được phun hoặc phun với lưu lượng không đủ để quá trình cháy diễn ra. Điều này dẫn đến tình trạng đề xe ô tô khó nổ.
Lỗi do bugi đánh lửa: Nếu bugi bị trục trặc thì buồng đốt sẽ không có tia lửa điện hoặc tia lửa điện yếu khiến hỗn hợp khí và nhiên liệu không được đốt cháy hoặc đốt cháy chậm. Đây chính là nguyên nhân khiến xe oto đề không nổ máy hay khó nổ máy, đề dài mới nổ máy.
Cách khắc phục lỗi xe ô tô đề khó nổ máy hiệu quả
Sau đây là một số cách khắc phục nguyên nhân gây ra lôi xe ô tô đề khó nổ máy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo thêm.
Các cực không kết nối với nhau: Khi gặp tình trạng này bạn nên tháo kẹp, lau chùi cực ắc quy và siết lại kẹp dây điện. Đồng thời, bạn cần phải điều chỉnh lại mức điện dịch bên trong ô tô.
Cần số bị lỗi: Lúc này bạn cần đưa cần số về vị trí P đối với các hộp số tự động và đạp côn đối với các hộp số sàn. Còn với các dòng xe khởi động bằng nút Start/Stop thì cần đạp thắng.
Ắc quy bị lỗi, hỏng: Trong trường hợp bị mất điện cần dùng bộ dây câu sạc để câu điện cho bình ắc quy. Tuy nhiên khi sạc ắc quy nên chọn dòng ắc quy hoạt động tốt và có điện áp bằng hoặc lớn hơn điện áp của xe. Tỉ lệ khởi động xe lại trong trường hợp này là 70%. Nếu xe không khởi động được do đứt dây điện hay hỏng cầu chì do xe lâu ngày không đi dẫn đến đường dây điện bị bong tróc. Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểu tra hộp cầu chì. Nếu cầu chì hỏng thì nên thay mới. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các bộ kích di động được bán trên thị trường. Nếu ắc quy bị hư hại, cần thay thế cái mới để chiếc xe được vận hàng tốt.
Hệ thống đề và chống trộm bị lỗi: Với trường hợp hệ chống trộm bị lỗi, bạn nên thay thế pin của chìa khóa theo đúng định kỳ. Còn nếu hệ thống đề bị lỗi hãy cạy nút công tắc ra để kiểm tra. Sử dụng dây điện nối tắt và nhớ phải nhấn chân phanh với các dòng xe “nhấn phanh mới đề được” để thử. Nếu bạn vặn chìa khóa về Off, để đèn pha sáng rồi bật lên vị trí Acc/On thấy đèn pha mờ dần thì cần phải sửa hoặc thay bộ đề. Khi ấn đề xe ô tô kêu tạch tạch chính là do rơ le nhảy. Với trường hợp này, bạn nên kiểm tra chổi than. Nếu than đề chưa hết hẳn, bạn cần dùng vật cứng gõ vào củ than đề thì sẽ được.
Dùng pin kích nổi máy hoặc sạc kích dự phòng: Giải pháp tối ưu hiện tại được đưa ra đối với các tình huống bất ngờ khi xe không nổ máy. Chính là sử dụng các sạc dự phòng hay còn gọi là pin kích nổ ô tô. Các dòng pin kích bình/ kích nổ ô tô hiện đã trở nên thông dụng.
Rơ lê, bơm xăng bị hỏng: Bạn có thể trang bị thêm đồng hồ áp suất nhiên liệu. Điều này giúp bạn theo dõi việc động cơ có nhận đủ nguyên liệu hay không.
Kết
Nội dung trên đây là một số nguyên nhân khiến cho xe ô tô đề khó nổ máy và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẽ hữu ích với bạn có thể giúp bạn nhận biết các tình huống xe ô tô đề khó nổ máy. Đồng thời, cũng nắm bắt được các cách khắc phục hiệu quả nhất.
Ngoài ra, Công ty Tiến Thành cũng khuyên các bạn nên thường xuyên mang xe bảo dưỡng để tránh được tình trạng này cũng như các lỗi hư hỏng khác. Như vậy có thể giúp xe hoạt động một cách tốt nhất, ổn định và bền bỉ hơn. Bên cạnh đó, việc thay phụ tùng xe cũng rất quan trọng cần phải chính hãng, chất lượng,. Từ đó, nó đảm bảo độ bền cho xe cũng như an toàn trong lúc lái xe.